Thứ Ba, 10 tháng 3, 2015

Không phải ai khi luyện thanh cũng ý thức được hết các tư thế ảnh hưởng tới giọng hát của mình, đặc biệt để hát được như các ca sĩ chuyên nghiệp ở phòng thu âm thì cũng cần phải có thời gian luyện tập vất vả. Cùng xem qua các tư thế giúp bạn luyện thanh tốt hơn nhé!

I.TƯ THẾ ĐỨNG

1. Thẳng lưng : (thẳng xương sống : không gù lưng, không ẹoqua trái hoặc phải, không ưỡn người ra sau).
Tạo ra một trụ đỡ, trên đó các cử động của toàn thân đượcphối hợp và hoạt động dễ dàng.
2. Thẳng đầu :
Đầu thẳng góc với vai, không nghiêng qua trái hay qua phải,không nâng cằm lên, không rướn cổ ra trước, không ép cằm xuống cổ. Có như vậythì các cơ bắp ở cổ họng sẽ hoạt động dễ dàng, không bị cản trở.
3. Ngực vươn ra thoải mái giúp cho hơi thở được dễ dàng, vaikhông nhô lên, không thõng xuống.
4. Hai tay để xuôi hai bên hông, khi không cầm sách hát.
Nếu hai tay cầm sách thì để ngang tầm vai, để có thể vừanhìn sách vừa nhìn thấy người điều khiển, không cao quá che mặt, che tiếng;không thấp quá, mắt sẽ không theo dõi người điều khiển được, đồng thời đầu cúiquá ảnh hưởng đến âm thanh. Hai cánh tay sau hơi đưa ra phía trước, cách hôngkhoảng 45 độ. Cả hai tay đều giữ sách, nhưng tay trái là chủ yếu để tay phải cóthể giở trang sách khi cần.
5. Hai bàn chân cách nhau, bàn chân trái nhích lên trước mộtít, giúp cho ca viên thăng bằng, vững chắc, thoải mái và lanh lợi. Sức nặng củathân chủ yếu dồn lên hai phần trước của lòng bàn chân.
6. Toàn thân hơi nghiêng về trước, luôn thẳng về trước, kếthợp tư thế hai bàn chân, bảo đảm cho hoạt động của cơ lưng, cơ bụng được dễdàng (hình 7).
hát thu âm chuyên nghiệp

II.TƯ THẾ NGỒI

1. Thẳng lưng, thẳng đầu, ngực vươn như ở tư thế đứng, nhưngthân trên hơi nghiêng về phía trước, không dựa lưng vào ghế, cốt để cho cơ thểdễ cử động, lồng ngực, cơ lưng không bị cản trở.
2. Tay cầm sách khi ngồi, giơ cao hơn khi đứng nhiều hay íttuỳ chỗ đứng cao hay thấp của ca trưởng. Nếu không cầm sách, tay có thể đặt nhẹnhàng trên bàn, hoặc trên hai đùi của mình, tránh không ép cánh tay vào sườn,cũng như không tì người lên bàn.
3. Hai chân bẹt xuống sàn nhà, không bắt chéo, không dạng raquá, làm sao khi đứng lên cách thoải mái mà không cần vịn vào cái gì khác.
Ngoài ra, ăn mặc quần áo chật quá, bó sát người, cũng làmảnh hưởng đến hơi thở, ít nhiều cũng giống như tư thế sai vậy.

hát thu âm chuyên nghiệp

III. THỰCTẬP

1. Tập tư thế kết hợp với hơi thở :
- Đứng đúng tư thế, lấy hơi và tập xì.
- Đang lúc xì, ngồi xuống, không vịn, tay để lên đùi.
- Rồi lại đứng lên theo đúng tư thế, và kết thúc đẩy hơibằng tiếng xì mạnh (có thể tập các mẫu khác như “la” ..., phối hợp với hai taytập cầm sách).

2. Có thể dùng bài tập “chà hai bàn chân” (xem phần thực tậpsố 1, bài 3) để tập thẳng lưng.
1.           Tập mẫu luyện thanh 6 và 7.

 Mẫu6 :
* Yêu cầu  1, 2, 3 : như các mẫu trước
* Yêu cầu 4 : liền tiếng mà không mất tiếng khi hát 4 dấumóc đôi đầu câu.
Sau đó rời tiếng bằng cách ép bụng nhẹ, càng lên cao, hướngâm thanh về phía chân răng trên, môi trên hơi nhếch lên.
Mẫu 7 :
* Yêu cầu 1, 2. 3, : như các mẫu trước
* Yêu cầu 4 : liền tiếng 1 phách đầu, rời tiếng nhẹ nhàng ởphách thứ 2 bằng cách ép bụng nhẹ. Tập hướng âm thanh về phía chân răng trên vànhếch môi trên ở trên âm rời (âm nẩy).

Ai yêu âm nhạc cũng mong muốn mình sẽ hát hay hơn và một lần được hát như những ca sĩ trong phòng thu âm. Tuy nhiên, mọi người thường ít khi chú ý đến việc phát âm thật chuẩn và chăm sóc cho bộ máy phát âm của mình...


I. BỘ PHẬN CUNG CẤP LÀN HƠI :

Bao gồm hai lá phổi, được sự tác động của các cơ ngực, sườn, cơ hoành cách mô, cơ bụng  
1. Phổi gồm những tế bào xốp, có độ co giãn lớn, tạo thành bởi những túi nhỏ, các túi này giãn ra để chứa đầy không khí, và co lại để đẩy không khí ra ngoài bằng các phế quản. Các phế quản này đều thông vào khí quản, trông giống như những rễ cây bám vào gốc cây .
Sự co giãn chủ động của phổi là do sự hỗ trợ tích cực của lồng ngực và hoành cách mô cùng các cơ bụng: Hoành cách mô hạ xuống, lồng ngực trương ra, làm cho phổi giãn ra tăng thêm thể tích, tạo khoảng trống cho không khí ở bên ngoài vào. Hoành cách mô nâng lên, bụng hơi hóp vào, lồng ngực buông lỏng xuống, làm cho phổi thu nhỏ lại, đẩy không khí ra ngoài 
2. Chúng ta có thể ví hai lá phổi như một cái bễ, cung cấp dưỡng khí cho cơ thể và thải thán khí ra ngoài. Mỗi lần thở bình thường, ta hít vào nửa lít không khí. Mỗi phút, ta thở khoảng 15 lần và 15 lít máu được đổi mới.
Khi làn hơi từ phổi được đẩy ra ngoài, nếu tác động đúng cách lên thanh đới (dây tiếng), thì sẽ phát ra âm thanh. Chất lượng của âm thanh phát ra, một phần lớn phụ thuộc vào làn hơi từ phổi đưa lên tác động vào thanh đới. Cần phải tập luyện hơi thở sao cho đầy đặn, và điều chế làn hơi sao cho nhuần nhuyễn phù hợp với nhu cầu trong ca hát.

tập thu âm ở phòng thu âm chuyên nghiệp

II. BÔ PHẬN PHÁT THANH
(Chỉ mới phát ra âm thanh chứ chưa phát ra tiếng, ra lời)gồm 2 thanh đới nằm trong thanh quản  
1. Thanh quản là một ống nối tiếp với khí quản. Phần giữa thanh quản thắt lại như cổ chai. Chỗ thắt lại này là do các dây cơ và sụn chắn ngang hai bên tạo nên thanh đới. Thanh đới là bộ phận chủ yếu tạo ra âm thánh. Do áp lực của làn hơi từ phổi đưa lên, thanh đới, với những độ căng khác nhau và hình dạng khác nhau, mở ra và đóng lại nhanh chậm khác nhau, cắt làn hơi thành những sóng âm có tần số khác nhau, tạo thành những âm thanh có cao độ khác nhau: Thanh đới mỏng/ngắn mở đóng nhanh hơn thanh đới dày/dài (thanh đới ở phụ nữ và trẻ em ngắn và mỏng hơn ở đàn ông, nên giọng nữ và trẻ em cao hơn giọng đàn ông một bát độ). Thanh đới mỏng hơn khi được căng ra, hoặc thanh đới không mở đóng toàn phần, mà chỉ mở đóng trên một phần nào đó của mình, làm cho phần thanh đới tham gia cắt làn hơi ngắn đi, và như vậy tạo được những âm thanh cao. Độ căng, hình dạng, kích thước của thanh đới không chỉ ảnh hưởng đến cao độ, mà cả âm sắc nữa. Còn cường độ âm thanh là do sức mạnh của làn hơi đưa lên
Như vậy âm thanh phát ra phù hợp hay không là do sự phối họp nhuần nhuyễn giữa làn hơi và các cơ điều khiển thanh đới. Do đó, cần bảo vệ thanh đới cho lành mạnh. 
2. Biện pháp bảo vệ thanh đới tốt nhất là hát cho đúng cách, nghĩa là hát làm sao để cho mọi hoạt động khác hỗ trợ cho thanh đới đều phải phù hợp, không bao giờ hát quá sức, tức là hát quá lớn và quá cao. Hát quá lớn như gào thét, có thể dẫn đến chỗ “mất tiếng” do thanh đới bị tổn thương không có khả năng làm việc linh hoạt theo yêu cầu của nghệ thuật ca hát. Hát quá cao không phù hợp với loại giọng của mình, làm cho thanh đới căng ra quá mức, nếu kéo dài và phối hợp với hát lớn, cũng gây tổn thương đến thanh đới.

III. BỘ PHẬN TRUYỀN TĂNG ÂM

Gồm chủ yếu là cuống họng (yết hầu) thông với đường miệng hoặc đường mũi.
1. Các chấn động âm thanh do thanh đới tạo ra, được bộ phận truyền âm gom lại và dẫn ra ngoài theo hai hướng miệng hoặc mũi. Cuống họng và miệng không những truyền âm, mà còn góp phần khá quan trọng vào việc tăng âm (đóng vai trò như một hộp cộng hưởng).
2. Cuống họng được bao bọc bởi một hệ thống niêm mạc, dễ bị kích thích, do đó cần phải giữ gìn để cuống họng không bị viêm nhiễm, ảnh hưởng xấu đến giọng hát (tránh dùng rượu, cà phề, thuốc lá và thức ăn thức uống quá nóng, quá lạnh, quá cay ...)

IV. BỘ PHẬN PHÁT ÂM (nhả chữ)
Là miệng với các hoạt động của môi, răng, lưỡi, hàm dưới,vòm mềm (hàm ếch mềm, cúa mềm, ngạc mềm,). Chúng ta nhận ra được lời ca, tiếng hát với ý nghĩa của nó, là nhờ vào hoạt động của các cơ năng trên. Khi nói đến khẩu hình là nói đến hình thể, hình dáng, cả bên ngoài lẫn bên trong của miệng do hoạt động phối hợp của môi, lưỡi, hàm dưới, vòm mềm tạo ra khi phát âm. Mở khẩu hình không đúng cách sẽ ảnh hưởng không chỉ đến chất lượng âm thanh, mà nhất là ảnh hưởng đến việc rõ lời, là một yêu cầu cơ bản trong thanh nhạc.

V. BỘ PHẬN DỘI ÂM
Gồm tất cả các khoảng trống trong thân thể, chủ yếu là các khoảng trống trên đầu, trên mặt, gọi là xoang cộng minh (cộng hưởng). Ngoài khoang họng và khoang miệng vừa tăng âm vừa dội âm, thì các xoang mũi, xoang vòm mặt, xoang trán v.v...chủ yếu có tính cách dội âm, tức là làm cho âm thanh được cộng hưởng, âm vang đầy đặn, giàu âm sắc nhờ các bội âm (hoạ âm) mà chúng tạo ra. Vì thế, khi hát cần phải phóng âm thanh lên phía trước (tiếng Pháp gọi là chanter en avant) để tạo được vị trí dội âm trước mặt. Vị trí trước mặt mà làn hơi phải hướng tới không giống nhau đối với mọi người. Mỗi người sẽ tìm từng vị trí cho từng cao độ, nhưng nói chung chúng nằm khoảng giữa hàm trên và trán (ngay cả khi nói,nếu ta biết nói âm thanh ra phía trước, thì họng ta sẽ đỡ mệt và tiếng nói ta vẫn rõ ràng mà không tốn sức)

Thứ Ba, 3 tháng 3, 2015

Tối 27.12, đêm nhạc Tình khúc vượt thời gian đặc biệt Vũ Thành An và những bài tình ca nằm trong chuỗi Tình khúc vượt thời gian đã diễn ra tại Nhà hát Hoà Bình. Chương trình đã để lại ấn tượng khó phai về những tác phẩm để đời của qua các sáng tác của nhạc sĩ tài hoa Vũ Thành An qua tiếng hát Lệ Quyên. 


39 năm mới có một đêm nhạc chính thức, âm nhạc của nhạc sĩ tài hoa Vũ Thành An với chủ để Những bản tình ca đã gây chú ý đối với khán giả cũng như người mộ nhạc ông từ 5 thập kỷ đến nay. Cùng với tiếng hát Lệ Quyên và ca sĩ khách mời: Đức Tuấn, Lê Hiếu, Hồ Trung Dũng, chương trình Tình khúc vượt thời gian tháng 12: Vũ Thành An và những bài tình ca đã mang đến một không gian trữ tình lãng mạn qua những bản tình ca ăn sâu trong ký ức của triệu người yêu nhạc. 


Vừa cho ra mắt album nhạc Vũ Thành An, Vùng tóc nhớ và nhận được phản hồi tích, Lệ Quyên lần đầu và cũng hiếm hoi trở thành nữ ca sĩ chính cho cả đêm nhạc Vũ Thành An tối 27.12. Dưới sức ảnh hưởng từ 2 cái tên, Lệ Quyên và âm nhạc Vũ Thành An, khán phòng nhà hát Hòa Bình đã đông kín khán giả đến để thưởng thức. 




Lệ Quyên mang đến những ca khúc Không tên nổi tiếng của Vũ Thành An do mình vừa phát hành trong album "Vùng tóc nhớ".


Bằng "tiếng hát như chứa lệ", kết hợp với những bản không tên buồn da diết và kể nhiều cảm xúc bi thương cho số phận con người, Lệ Quyên đã chuyển tại trọn vẹn và đưa người nghe vào ngay không gian mờ ảo ấy. 
Có thể với những khán giả quen tai quen mắt với các sáng tác Vũ Thành An do Tuấn Ngọc, Ngọc Lan, Duy Khánh hay Khánh Hà, Bằng Kiều... từng thể hiện, giọng hát Lệ Quyên lại mang đến nhiều dư vị mới lạ hơn, 
Dù lối xử lý có phần trắc trở ở hơi giọng và nghẹn ngào ở màu giọng nhưng Lệ Quyên vẫn đã và đang gây được sức hút mạnh mẽ nhận được sự ủng hộ của tất cá khán giả nghe nhạc tại sân khấu chính, cũng như hàng triệu khán giả xem truyền hình.

 Là người mới thể hiện các nhạc phẩm Vũ Thành An, Lệ Quyên đã chuyển tải đến người nghe một cách trọn vẹn cái hồn của từng ca khúc.

Từng câu chuyện về tình yêu, số phận con người và thân phận của chủ thể sáng tạo là nhạc sĩ Vũ Thành An hòa với giọng hát rất nữ tính, đắm say của Lệ Quyên, lần lượt qua các sáng tác: Bài không tên số 2, Bài không tên số 3, Bài không tên số 4, Bài không tên số 7, Bài không tên cuối và Em đến thăm anh đêm 30... Mỗi câu hát vang lên trong khán phòng đưa mỗi người yêu quý cái tài của người nhạc sĩ đến một vùng đất của nhiều kỷ niệm, yêu thương và cả sự chia lìa.

Nói tiếp mạch cảm xúc, ca từ của Bài không tên số 5 một trong những bài không tên khiến cho khán giả phải nhớ đến Vũ Thành An vì lối viết rất riêng đã được nam ca sĩ Hồ Trung Dũng thể hiện đong tràn cảm xúc.
Dù chỉ với 8 ca khúc Vũ Thành An nhưng là những ca khúc nổi tiếng nhất, đêm nhạc đã phần nào thoả mãn những ai trót lỡ yêu chất buồn man mác, đầy lãng mạn của nhạc sĩ, để mong rằng trong tương lai gần, sẽ được thưởng thức thêm những bài tình khác của ông.

Lệ Quyên kết với 2 giọng hát Lê Hiếu và Hồ Trung Dũng đã mở ra tiếp cho khán giả với những bản tình ca sống mãi với thời gian của các nhạc sĩ khác từ: Thu ca và Sương lạnh chiều đông, Xin còn gọi tên nhau, Con quỳ lạy chúa trên trời, Niệm khúc cuối, Lâu đài tình ái, Con đường xưa em đi – Đừng nói xa nhau, Tình lỡ, Nhật ký đời tôi,... 

Lệ Quyên và Lê Hiếu làm khán giả say mê khi có màn song ca trong "Lâu đài tình ái"


Đức Tuấn trình bày những tác phẩm nổi bật trong gia tài của Vũ Thành An với "Bài không tên số 3", "Bài không tên cuối cùng" và "Em đến thăm anh đêm 30"

Lê Hiếu trở lại với  khán giả "Tình Khúc Vượt Thời Gian" tháng 12 với ca khúc "Niệm khúc cuối"

Tình khúc vượt thời gian là chương trình âm nhạc đặc sắc, mang đến những món ăn tinh thần rất riêng cho người yêu âm nhạc, đặc biệt là thể loại nhạc trữ tình, với những ca khúc vang bóng một thời. Chương trình đều đặn được tổ chức mỗi tháng một lần với sự ủng hộ của đông đảo khán giả, những người thật sự thưởng thức những ca khúc mang tính nghệ thuật đúng nghĩa.

Chương trình ca nhạc “Tình khúc vượt thời gian” giới thiệu những ca khúc nổi bật, vang bóng một thời được thể hiện bởi những giọng ca đỉnh cao của âm nhạc Việt Nam. Chương trình xuất phát từ mong muốn tái hiện và lưu giữ nét đẹp của những ca khúc kinh điển; phục vụ đối tượng khán giả yêu nghệ thuật, có gu thưởng thức âm nhạc cao đang thiếu những sân chơi phù hợp, đồng thời cũng mong muốn góp phần định hướng thẩm mỹ âm nhạc của nhóm khán giả trẻ tìm về với nghệ thuật đúng nghĩa.

Ngay khi vừa ra mắt, “Tình khúc vượt thời gian” đã tạo được ấn tượng mạnh do nội dung tinh tế và những sáng tạo đột phá dành riêng. Chương trình đã tạo đượC bản sắc riêng bởi sự tham gia của nhiều danh ca đình đám như: Elvis Phương, Ý Lan, Phương Dung, Giao Linh... và dàn sao “đỉnh” của nhạc nhẹ hiện đại.Với nội dung được biên tập chi tiết và khâu dàn dựng chuyên nghiệp, chương trình là một cú hích làm sống lại không khí nhạc tiền chiến với nhiều trải nghiệm sâu sắc và đậm chất sáng tạo.

Hơn một năm cống hiến cho khán giả nhiều chương trình mang tính nghệ thuật cao, những buổi diễn của Tình khúc vượt thời gian luôn mang lại sự mong chờ, đón nhận của tất cả những người yêu âm nhạc, đặc biệt là dòng nhạc trữ tình, với ca từ mang tính thẩm mỹ. Các chủ đề đã được phát sóng bao gồm:
  • NHỮNG CÂU CHUYỆN TÌNH
  • TÌNH KHÚC BOLERO
  • SƯƠNG LẠNH CHIỀU ĐÔNG
  • TÌNH XUÂN
  • XUÂN TRÊN QUÊ HƯƠNG
  • GIAI THOẠI NHỮNG BÓNG HỒNG TRONG ÂM NHẠC
  • TÌNH KHÚC BẤT HỦ
  • ĐÊM TÌNH CA ANH BẰNG – NGÔ THỤY MIÊN
  • THANH SƠN – NỖI BUỒN HOA PHƯỢNG
  • CHỦ ĐỀ MẸ
  • NHẠC VIỆT THẬP NIÊN 70
  • TIẾNG THU
  • NHỮNG CÂU CHUYỆN TÌNH
  • VŨ THÀNH AN VÀ NHỮNG BÀI TÌNH CA
  • TÌNH KHÚC XUÂN
Những thông tin bên lề cũng như thông tin chi tiết, cùng các video chương trình đã diễn ra, khán giả có thể xem tại đây.
Phòng thu âm JET Studio hân hạnh là một trong những đối tác của chương trình!

Chủ Nhật, 8 tháng 2, 2015

Lấy chủ đề là tình yêu, Tình khúc vượt thời gian tháng 10 diễn ra vào tối qua 25/10 tại nhà hát Hoà Bình tái hiện cho khán giả yêu nhạc những khoảnh khắc khó quên trong tình yêu bằng âm nhạc. “Những câu chuyện tình” là chủ đề được khán giả trung thành của TKVTG cực kỳ yêu thích và lần này là lần thứ 3 mà ekip thực hiện làm lại đêm nhạc đặc biệt này. Chương trình đã để lại nhiều dư vị khác nhau, có cả những nghệ sỹ mà đã khá lâu họ đứng trên sân khấu cũng như vở nhạc kịch ngắn cuối chương trình càng cô đọng được chất lượng dàn dựng cũng như ý tưởng của TKVTG.










Khán giả dường như chưa tìm thấy một sự lặp lại hay nhàm chán nào từ mỗi chủ đề hàng tháng của TKVTG. Dù là nói đến những câu chuyện tình, nhưng lần này, chương trình lại dẫn dắt người nghe qua từng cảm xúc khá đặc biệt. Trước tiên đó là thưở ngây thơ của chàng trai, cô gái khi còn trẻ. Giai điệu của ca khúc Chuyện tình trinh nữ tên Thi trở nên quen thuộc với giới trẻ yêu nhạc tình thưở nào, nay được tiếng hát Đông Đào thể hiện có một chút uyển chuyển, ngọt hơn, mở không gian tình yêu vừa thực vừa mơ mộng cho chương trình.





Tiếp nối câu chuyện tình yêu ngày còn nhiều nông nổi, khát khao ấy chính là sáng tác nổi bật của nhạc sĩ Phạm Duy - Cây đàn bỏ quên. Một tác phẩm đã được rất nhiều ca sĩ thể hiện, nhưng nay, với chất giọng ấm, vang, ca sĩ Trọng Bắc và bản phối mà nhạc sĩNguyễn Quang cùng ban nhạc của mình dành cho TKVTG đã mang lại chút gì đó mới lạ hơn. Và trong kho tàng những bài hát tình yêu dang dở vừa thương vừa mơ ước nhiều nhất chính là ca khúc Hàn Mặc Tử . Ca sĩ Thùy Dương đã thể hiện bài hát này để làm dầy thêm cảm xúc cho Những câu chuyện tình.





Cũng như là một cái kết nhẹ cho những rung động tình yêu đầu đời thường khó phai là tiết mục song ca của Đông Đào và Thùy Dương trong ca khúc Hai kỷ niệm một chuyến đi. Giữa những bài hát, hay đoạn nối ý tưởng, ban nhạc Nguyễn Quang luôn tìm cách sáng tạo từng đoạn nhạc kết nối để giữ mạch cảm xúc người nghe. Nối tiếp không gian của những tình yêu khó phai, đó là sáng tác Mắt lệ cho người do ca sĩ Nam Khánh thể hiện đã chiếm trọn tình cảm của khán giả.







 Một trong những điểm thú vị nhất của chương trình tháng này, chính là sự xuất hiện của vợ chồng nghệ sỹ Nguyễn Chánh Tín – Bích Trâm. Dù họ đã lâu không đứng trên sân khấu để hát, nhưng chắc hẳn ở họ hình ảnh về sự bền vững trong tình yêu, câu chuyện khó phai về tình chồng vợ hơn 40 năm qua chính là khúc hát tình yêu hay hơn bao giờ hết. Vì vậy, TKVTG tháng 10 đã dành khoảng không gian đặc biệt cho cặp đôi này.




Tiếng hát Bích Trâm thưở nào trở lại với người yêu nhạc trong những nhạc phẩm nước ngoài nổi tiếng được viết lời Việt: Dòng sông tuổi nhỏ và Em không nên ghen. Riêng với bài hát Em không nên ghen, với phần song ca củaNguyễn Chánh Tín mang lại cảm xúc khá dễ thương, có chút tươi vui giúp cho chương trình tạo ra không khí tình yêu khó quên nhất. Khép lại câu chuyện ấy là ca khúc Đời tôi chỉ một người do Nguyễn Chánh Tín hát tặng vợ thể hiện như một lời thề tình yêu son sắc.






Trong những giây phút cuối của chương trình, TKVTG đã mang đến cho người yêu nhạc sự thưởng ngoạn âm nhạc tuyệt vời qua giọng hát của danh ca Elvis Phương cũng như NSND Trần Hiếu. NSND Trần Hiếu dành tặng cho khán giả 2 bài hát rất nổi tiếng là Gửi người em gái  và Riêng một góc trời. Sở hữu chất giọng trầm hiếm hoi của nhạc Việt, NSND Trần Hiếu tạo nên nốt lặng trữ tình trong mạch chung của Những câu chuyện tình. Tiếp nối đỉnh cao âm nhạc chính là 3 bài hát hay được ca sĩ Elvis Phương hát bằng cả trái tim của mình là Chuyện tình buồn, Đừng trách gì nhau và Anh vẫn biết.







Kết của TKVTG tháng 10 là tiết mục đầy tính sáng tạo: vở nhạc kịch ngắn Bóng ma trong nhà hát nổi tiếng kết hợp chuỗi 3 tác phẩm kinh điển bậc nhất về tình yêu, âm nhạc và con người, đó là Chuyện tình (Love story)- A time for us - Bóng ma nhà hát (Phantom of the opera). Với phần đạo diễn âm nhạc của nhạc sĩ Nguyễn Quang, khán giả gần như không còn xa lạ với nhạc kịch. Phần hòa âm đủ tạo kịch tính cho người nghe cũng như tạo cơ hội cho các nghệ sỹ tham gia trổ hết tài năng diễn xuất trong giọng hát của mình. Bộ 3 nghệ sỹ Nam Khánh – Quốc Thiên – Ngọc Mai tuy lần đầu tiên kết hợp cùng nhau hát nhạc kịch nhưng đã dẫn dắt người nghe đi từ “bóng ma” ám ảnh trong cô gái luôn mê hát, đam mê sự tinh khiết và đỉnh cao của âm nhạc bằng giọng hát đầy nội lực. TKVTG tháng 10 đã mang lại cho người xem câu chuyện tình trong âm nhạc khó phai.

Lấy chủ đề là tình yêu, TKVTG tháng 10 diễn ra vào tối qua 25/10 tại nhà hát Hoà Bình tái hiện cho khán giả yêu nhạc những khoảnh khắc khó quên trong tình yêu bằng âm nhạc.

Có sức sống bền bỉ trong lòng người yêu nhạc bao thế hệ, dòng nhạc Boléro một lần nữa được vang lên trong chương trình Tình khúc vượt thời gian tháng 11. Như một chất kết dính tự nhiên, dòng nhạc Boléro và những thân phận, tâm sự và chuyện tình éo le đã đi với nhau như hình với bóng. 


Vì lẽ đó, cả chương trình mang màu sắc đượm buồn nhưng không hề nhàm chán, luôn mang đến cho người nghe cảm giác khám phá bởi sự quen thuộc cũng như mới mẻ của mỗi thế hệ ca sỹ khác nhau khi cất lên những bản tình ca gần như bất hủ.



Mở màn là LK Chuyện hẹn hò – Bảy ngày đợi mong qua tiếng hát của đôi song ca Quang Toàn – Hà Vân. Dù Boléro buồn nhiều hơn vui, nhưng những ca khúc có tiết tấu nhanh, và ca từ tình yêu tươi trẻ thế này vẫn tồn tại trong lòng người hâm mộ.

Chương trình dần dẫn dắt người nghe vào phong cách của dòng nhạc trữ tình một cách rõ nét hơn, khi ba bài hát tiếp theo là ba tác phẩm gần như nằm lòng với bất kỳ ai trót yêu mến dòng nhạc này.

Đó là một Hà Vân tiếp tục nức nở, nhiều yêu thương của cô gái trong câu chuyện  Hoa mười giờ, hay một Mai Quốc Huy có nhiều tâm sự đau khổ trong ca khúc Vòng nhẫn cưới và tiếng hát Vi Thảo gần như trở nên da diết hơn qua giai điệu, ca từ đến nao lòng của sáng tác nổi tiếng Hoa nở về đêm.



Dường như đến với Tình khúc Boléro, khán giả nào cũng mong được nghe lại những bản phối đặc trưng nhất, tuy nhiên, để làm cho không gian mới, giám đốc âm nhạc Nguyễn Quang đã mang vào cho bản hòa âm một chút kịch tính, một chút màu sắc của nhạc hiện đại.

Tuy nhiên, qua cách hát đậm chất Boléro, người yêu nhạc vẫn thấy yêu thích bài hát Mưa rừng qua giọng hát đến từ cuộc thi Nhân tố bí ẩn - Hà Vân, hay ca khúc Xin thời gian qua mau vẫn vẹn nguyên cảm xúc với tiếng hát Quang Toàn.



Nhắc đến Boléro, khán giả sẽ không thể quên tiếng hát của 'ông hoàng nhạc sến' Ngọc Sơn, một trong những ca sỹ nổi bật có một gia tài đồ sộ bài hit thuộc dòng nhạc này. Ngọc Sơn dành tặng cho người yêu nhạc ba bài hát đó là Hoa sứ nhà nàng, Trong tầm mắt đời, Nhớ người yêu.

Khán giả gần như được thỏa cơn khát với Boléro qua lối trình diễn tự nhiên, thoải mái và gần gũi của ca sĩ Ngọc Sơn, cũng như bản chất của dòng nhạc này là rất thật với cuộc sống hàng ngày.

Ngọc Sơn đã chiếm trọn tình cảm của khán giả tại nhà hát khi hàng loạt tiếng vỗ tay vang lên không ngớt khi anh cất tiếng hát của mình và nhận được rất nhiều lời yêu cầu anh hát tiếp. Vì thời lượng chương trình có hạn nên Ngọc Sơn đã không thể đáp lại tình cảm của khán và hẹn vào một ngày gần nhất, anh sẽ hát nhiều hơn.

Để chọn bài hát nào cho Tình khúc Boléro thì không thể trọn vẹn hết được, vì vậy, chương trình quyết định thực hiện những liên khúc đặc biệt. Nối tiếp Ngọc Sơn là Liên khúc Đôi mắt người xưa – Xin gọi nhau là cố nhân – Thôi qua tiếng hát của ba nam ca sỹ Đình Văn – Chế Thanh – Mai Quốc Huy.



Khi nói đến tác giả Vinh Sử, thì đây là một trong những nhạc sỹ nổi bật của dòng nhạc Bolero, và chương trình đã dành ra nhiều bài hát để giới thiệu đến khán giả, trong đó có Người không cô đơn và Mưa bụi qua sự thể hiện của ca sỹ Đình Văn.

Lâu lắm mới tái ngộ khán giả, ca sỹ Hoàng Châu cũng ngọt ngào không kém qua bài hát nổi tiếng Ai khổ vì ai.



Ở phần cuối chương trình, khán giả gần như không thể rời một giây phút nào với tiếng hát của danh ca Phương Dung. Giọng hát tự nhiên như tự sự và gần gũi, ca sỹ Phương Dung đã mang đến cho người nghe một cách hát bolero của riêng mình mà đến hôm nay vẫn còn nhiều thế hệ khán giả ngưỡng mộ.

Nữ danh ca thể hiện hai sáng tác rất hay là Đổi thay và Qua cơn mê. Để có một cái kết đầy đủ và trọn vẹn, liên khúc những bài hát rất hay của Boléro một lần nữa được xâu chuỗi bằng Liên khúc Về đâu mái tóc người thương – Người ngoài phố - Đừng nói xa nhau với sự thể hiện của ba thế hệ rất thành công với dòng nhạc này: Phương Dung - Hoàng Châu – Vi Thảo.

Ở những giây phút ngoài sóng, nữ danh ca Phương Dung đáp lại tình yêu thương của khán giả bằng hai ca khúc gắn liền với tên tuổi của chị là Tình yêu trả lại trăng sao và Hàn Mặc Tử .Tình khúc vượt thời gian tháng 11 đã một lần nữa khẳng định sức sống bền bỉ của Boléro trong lòng khán giả.

Không chỉ mang đến những bản tình ca nồng nàn, Đàm Vĩnh Hưng cùng vũ đoàn ABC Kids còn khuấy động không khí rộn ràng của mùa xuân trong Tình khúc vượt thời gian diễn ra tối 24.1. 



Mr Đàm và vũ đoàn ABC Kids
Với chủ đề Khúc tình xuân, khán giả được chìm đắm trong cái lâng lâng của mùa xuân với những bài hát ngọt ngào, vui tươi nhưng cũng không kém phần lãng mạn.
Những giai điệu rộn ràng trong Quê hương tình yêu và tuổi trẻ, Anh cho em mùa xuân, Khúc nhạc đầu xuân đã vẽ nên bức tranh đẹp về non nước, quê hương, về tuổi trẻ đầy sức sống của tình yêu mới chớm, của những sớm mai đầy nắng hồng. 
Tuy nhiên, mùa xuân cũng không thiếu sự lãng mạn và một chút buồn se sắt, còn vương của mùa đông trong các ca khúc Em đã thấy mùa xuân chưa, Ru em từng ngón xuân nồng, Bài tình ca cho em. 
Xuất hiện cuối chương trình, Đàm Vĩnh Hưng đã biết tạo sức hút với một loạt ca khúc quen thuộc. Đặc biệt, anh mang “biệt đội nhí” - vũ đoàn ABC Kids (thuộc trung tâm đào tạo nghệ thuật do anh làm chủ) cùng trình diễn ca khúc Xuân họp mặt. Những bước nhảy và nét biểu cảm trên gương mặt của các vũ công nhí này đã khiến khán giả đặc biệt thích thú.
Dù phần trình diễn đã kết thúc nhưng các khán giả có mặt tại nhà hát không cho Mr Đàm vào và yêu cầu anh hát thêm. Chính vì thế, ba bài Chuyến tàu hoàng hôn, Qua cơn mê và Sương lạnh chiều đông được xem là món quà đầu năm mới mà anh dành tặng riêng cho khán giả có mặt tại Nhà hát Hòa Bình (TP.HCM) thay cho lời chúc ngọt ngào nhân dịp đầu năm.
Đàm Vĩnh Hưng với những tình khúc quen thuộc: Điệp khúc mùa xuân, Câu chuyện đầu năm, Đón xuân này tôi nhớ xuân xưa…
Ca sĩ Vân Khánh với Cánh thiệp đầu xuân

Kasim Hoàng Vũ với Em đã thấy mùa xuân chưa

Ca sĩ Phương Dung với 3 ca khúc: Hạnh phúc đầu xuân, Ai lên xứ hoa đào và Anh cho em mùa xuân

Quang Hà, Vân khánh và Kasim Hoàng Vũ với liên khúc Khúc nhạc đầu xuân

Quang Hà với Ru em từng ngón xuân nồng và Thiên đường ái ân

Ca sĩ hải ngoại Thái Châu và Phương Y Quỳnh với Mùa xuân đầu tiên